săn sale shopee, siêu sale đây

Có những loại máy ảnh nào?

Có rất nhiều cách phân loại máy ảnh, như theo công nghệ sử dụng, theo kích cỡ cảm biến… Trong bài viết này, SIÊU SALE ĐÂY xin giới thiệu có những loại máy ảnh nào và cách chọn máy ảnh phù hợp nhu cầu sử dụng.

Hướng dẫn cách chọn mua máy ảnh kỹ thuật số

Mời bạn tham khảo Hướng dẫn cách chọn mua máy ảnh kỹ thuật số!

Có những loại máy ảnh nào?

Máy ảnh ra đời từ rất lâu, được phát triển đa dạng chủng loại đáp ứng nhu cầu sử dụng, chụp ảnh của người dùng. Dưới đây là phân loại máy ảnh theo công nghệ sử dụng giúp người dùng dễ dàng nhận định về các dòng máy đang có trên thị trường.

Phân loại máy ảnh theo công nghệ sử dụng

Máy ảnh chụp lấy ngay. Máy ảnh chụp lấy liền là máy ảnh sử dụng phim tự phát triển để tạo ra bản in phát triển về mặt hóa học ngay sau khi chụp ảnh. Tập đoàn Polaroid đi tiên phong trong lĩnh vực máy ảnh chụp lấy liền và phim thân thiện với người tiêu dùng, sau đó là nhiều nhà sản xuất khác theo sau. Hiện tại trên thị trường gần như Fujifilm độc chiếm thị phần.

​Point-and-shoot

Đây là những máy ảnh có thiết kế tương đối đơn giản, di động và có phạm vi thu phóng quang học từ 23x trở lên, thậm chí một số máy ảnh còn có zoom quang học lên tới 83x. Khả năng thu phóng này giúp bạn có thể chụp mọi cảnh vật. Các máy ảnh thuộc loại máy ảnh này đều có trọng lượng tương đối nhẹ và mỏng và có tính di động cao. Bạn có thể bỏ vào túi quần hoặc túi xách để mang đi mọi nơi.

máy ảnh Point-and-shootcó thiết kế tương đối đơn giản

Máy ảnh ​Point-and-shoot hoạt động giống như cách bạn thường chụp bằng điện thoại di động. Bạn chỉ cần đặt máy ảnh ở chế độ tự động hoặc chế độ cảnh và chụp. Với loại máy ảnh này bạn có thể kiểm soát giới hạn đối với cài đặt phơi sáng, tuy nhiên, bạn không thể hoán đổi ống kính. 

Máy ảnh Compact (máy ảnh du lịch). Nhỏ gọn, dễ dàng mang theo, lý tưởng cho du lịch và chụp ảnh hàng ngày, mang lại chất lượng hình ảnh tốt cùng nhiều chế độ tự động dễ sử dụng. Nhược điểm của máy ảnh du lịch là giới hạn khả năng tùy chỉnh và khả năng chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, zoom có thể bị hạn chế.

Máy ảnh không gương lật (Mirrorless) với kích thước nhỏ gọn, nhẹ nhàng, mang đến chất lượng hình ảnh tốt cùng khả năng tùy chỉnh cao, có thể thay đổi ống kính, nhiều tính năng cao cấp, hỗ trợ quay phim 4K-8K. Nhược điểm là thời lượng pin kém, giá cả có thể cao hơn so các dòng khác.

Mời bạn tham khảo Máy ảnh không gương lật là gì?

Máy ảnh DSLR (Digital Single-Lens Reflex) là dòng máy ảnh chuyên nghiệp sử dụng ống kính cơ học, có gương lật, cho chất lượng hình ảnh nổi trội nhất. Người dùng cần kỹ năng, điều chỉnh thông số để chụp ảnh chất lượng. Máy ảnh DSLR có hình ảnh chất lượng hình ảnh cao, cho khả năng tùy chỉnh linh hoạt, khả năng thay đổi ống kính, khả năng chụp ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng tốt. Nhược điểm là kích thước và trọng lượng khá lớn, yêu cầu kiến thức và kỹ năng nhiếp ảnh nâng cao, giá thành cao hơn so với các loại máy ảnh khác.

Máy ảnh phim. Ưu điểm là cho hình ảnh mang tính nghệ thuật và tự nhiên, trải nghiệm sáng tạo độc đáo, khả năng tái hiện màu sắc và chi tiết tuyệt vời, mang lại giá trị cảm xúc cao bằng cách kết nối với quá khứ và kỷ niệm với hiện tại. Nhược điểm là tốn thời gian và chi phí, giới hạn số lượng khung hình trên cuộn phim, không có khả năng xem trực tiếp hình ảnh sau khi chụp.

Mời bạn tham khảo Tiêu cự chụp chân dung: Những điều cần biết!

Phân loại máy ảnh theo kích thước cảm biến

Cảm biến máy ảnh là một trong những yếu tố quyết định về kích thước hình ảnh, độ sâu trường ảnh, độ nhạy sáng ISO và cả chất lượng hình ảnh. Cảm biến máy ảnh càng lớn sẽ cho kích thước ảnh càng lớn, độ sâu trường ảnh càng sâu, độ nhạy sáng và chất lượng hình ảnh càng cao.

Cảm biến 1/2.3 inch (6.3mm x 4.7mm) là loại cảm biến được các nhà sản xuất tạo ra những chiếc máy ảnh nhỏ gọn kèm với ống kính dài đem lại khả năng zoom xa hay còn gọi là những chiếc máy siêu zoom ví dụ như Canon PowerShot SX70 HS. Điểm lợi là cảm biến nhỏ nên tỉ lệ nhân tiêu cự lớn dẫn tới không cần một chiếc ống quá dài để lợi về tiêu cự nhưng vẫn có khả năng zoom xa.

Mời bạn tham khảo Cách chọn tiêu cự chụp phong cảnh như thế nào?

Cảm biến 1 inch (13.2mm x 8.8mm) là loại cảm biến thường được dùng cho những dòng máy du lịch, máy compact cao cấp, chất lượng ảnh và chất lượng video đều tốt. Loại cảm biến này khá nhỏ gọn nên thường đặt trong những body Compact cao cấp thiên cho những người di chuyển nhiều hoặc đi du lịch. Một số mẫu máy compact cao cấp đang sử dụng cảm biến kích thước 1 inch như Sony RX100 VII, Canon PowerShot G7X Mark II và mới đây nhất là chiếc Sony ZV-1.

Cảm biến Four Thirds (17.3mm x 13mm) có kích thước bằng 1/4 so với cảm biến Full Frame, đây là chuẩn riêng cho DSLR được Olympus và Kodak thiết lập dùng cho những máy Olympus, Panasonic. Một số mẫu máy đang sử dụng kích thước cảm biến nyaf là Olympus OM-D E-M1, Panasonic Lumix GH1.

Cảm biến APS-C (24mm x 16mm) hay còn được gọi là cảm biến Crop, đây là loại cảm biến phổ biến nhất hiện nay được trang bị từ máy ảnh cho người mới chơi đến cả những chiếc máy cao cấp. Chất lượng ảnh và video của cảm biến APS-C rất tốt, ánh sáng thu vào nhiều hơn so với những cảm biến nêu trên.

Cảm biến APS-C tuy nhiên lại không đồng bộ giữa các hãng, ví dụ với kích thước tiêu chuẩn 24mm x 16mm nhưng đối với Canon hệ số crop là 1.6x còn các hãng khác như Sony hay Nikon là 1.5x.

Cảm biến APS-H (26.6mm x 17.9mm) có tỉ lệ crop 1.3x nằm giữa cảm biến APS-C và cảm biến Full Frame. Loại cảm biến này hiện nay khá ít xuất hiện, một số máy sử dụng loại cảm biến này như Canon 1D Mark IV và Mark III.

Cảm biến Full Frame (36mm x 24mm) có kích thước tương đương với phim âm bản 35mm trước đây do đó đây được xem là kích thước cảm biến tiêu chuẩn. Cảm biến này được sử dụng cho nhiều dòng máy chuyên nghiệp và tầm trung, gồm cả máy DSLR và Mirrorless.

So với các cảm biến kể trên thì cảm biến Full Frame cho phép thu nhiều sáng hơn, cho ra những hình ảnh chất lượng cao. Tuy nhiên những máy sử dụng cảm biến này cũng sẽ phải sử dụng những ống kính có chất lượng cao tương ứng để có thể cho ra ảnh và video tốt nhất.

Các mẫu máy đầu bảng phổ biến hiện nay với cảm biến Full Frame như Canon RP, 1DX Mark III, Sony A7 Mark III, Nikon Z7.

Ngoài ra còn một số loại cảm biến khác như Medium Format là loại cảm biến lớn hơn cả Full Frame.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *