Lựa chọn giữa máy ảnh Mirrorless và DSLR là một câu hỏi đau đầu các nhiếp ảnh gia từ nghiệp dư cho tới chuyên nghiệp. Nhất là khi các thương hiệu lớn ngày càng tập trung vào dòng máy ảnh không gương lật mirrorless. Hãy cùng SIÊU SALE ĐÂY tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Mời bạn tham khảo Máy ảnh Mirrorless và DSLR: Chọn loại nào?
Máy ảnh Mirrorless là gì?
Máy ảnh mirrorless hay còn gọi là máy ảnh kĩ thuật số không gương lật nhỏ gọn, ra đời dựa trên cơ chế không có ống ngắm quang học, loại bỏ gương phản xạ hình ảnh lên trên kính ngắm và một thành phần chính bên trong DSLR sẽ phản chiếu lại ánh sáng đến ống ngắm quang học (optical viewfinder – OVF).
Do không có lương lật nên toàn bộ ánh sáng sẽ phản chiếu lại toàn bộ hình ảnh thực lên màn hình LCD được tích hợp lên máy ảnh hoặc trên ống ngắm điện tử EVF. Với việc máy ảnh không có gương bên trong thì khiến những chiếc máy ảnh mirrorless hoàn toàn nhỏ hơn rất nhiều so với những chiếc máy DSLR. Ở thời điểm hiện tại, công nghệ phát triển máy ảnh Mirrorless đang được các hãng sản xuất định hướng với nhiều mục đích chuyên nghiệp.
Mời bạn xem thêm trong bài Máy ảnh không gương lật là gì?
Máy ảnh DSLR là gì?
DSLR là viết tắt của phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số. Đây là phiên bản kỹ thuật số của máy ảnh SLR phim, có nghĩa là nó sử dụng cảm biến hình ảnh kỹ thuật số thay vì phim ảnh để chụp ảnh. Ánh sáng đi qua ống kính, ánh sáng này được phản xạ qua một tấm gương trong thân máy ảnh và phản xạ ánh sáng vào khung ngắm. Khi bạn nhấp vào màn trập, gương lật xuống và để lộ cảm biến kỹ thuật số, bộ cảm biến này sẽ hấp thụ ánh sáng và chụp ảnh.
Mời bạn tham khảo thêm trong bài Máy ảnh DSLR là gì? Ưu điểm của máy ảnh DSLR?
So sánh Máy ảnh Mirrorless và DSLR
Mirrorless mang đến cảm giác mới mẻ với các công nghệ vượt trội. Trong khi đó, các máy DSLR vẫn đang tiếp tục cải tiến để cung cấp các tính năng quay phim ổn định, và tự hào về thiết kế tiện dụng, phù hợp với người dùng trong nhiều thế kỷ. Cả hai loại máy này đều cho hình ảnh đẹp mắt nhưng về cảm nhận và khả năng sử dụng lại thấy sự khác biệt đáng kể.
Kích thước và ngoại hình
Hầu hết các lợi ích của máy ảnh Mirrorless được đề cập đến đó là chúng nhỏ gọn hơn một chiếc DSLR. Việc thân máy nhỏ và nhẹ cho thấy bộ cảm biến và pin đã được tinh gọn cẩn thận, cùng với đó là thao tác điều khiển máy ảnh cũng được giảm thiểu đáng kể.
Còn với máy ảnh DSLR, chúng sẽ cần một khoảng không gian đủ để chứa được một chiếc gương lật nhỏ ngay sau ngàm ống kính và một kính ngắm quang học được gắn phía trên. Các dòng cao cấp của máy ảnh DSLR có lăng kính thủy tinh trong buồng ngắm cũng là một trong những nguyên nhân khiến kích thước máy to hơn và nặng hơn.
Một ưu điểm khác của Mirrorless là nhờ cấu tạo đơn giản hơn nên có thể chế tạo với nhiều hình thức, từ cổ điển tới hiện đại rất đẹp mắt, đặc biệt là các dòng máy Fujifilm và Olympus.
Tốc độ chụp
Cả hai dòng máy ảnh đều được trang bị tốc độ màn trập nhanh và khả năng chụp nhiều ảnh cùng lúc. Mirrorless thực sự nhỉnh hơn về tốc độ chụp trong hai dòng máy (ngoại trừ những chiếc máy ảnh DSLR cao cấp).
Việc bỏ đi chiếc gương giúp tăng đáng kể tốc độ nhận diện ảnh. Cơ chế đơn giản của máy ảnh không gương lật cho phép chúng chụp được nhiều ảnh hơn mỗi giây, với tốc độ màn trập cao.
Khả năng xem trước hình ảnh
Tất cả máy DSLR đều có kính ngắm quang học cho phép bạn biết được chính xác hình ảnh sẽ được chụp, giống như bạn chỉ đang nhìn mọi thứ qua một lớp kính. Còn với Mirrorless, bạn sẽ thấy hình ảnh bạn định chụp qua màn hình.
Một vài máy ảnh không gương lật có ống ngắm điện tử, mô phỏng ống ngắm vật lý của các máy DSLR. Khi bạn chụp bên ngoài trời nắng, ảnh xem trước trên máy sẽ gần giống với ảnh thật. Nhưng trong những trường hợp khác, ví dụ như ánh sáng yếu hoặc vật đang di chuyển nhanh, phần xem trước có thể bị rung hoặc nhòe.
Một số mẫu máy ảnh không gương lật cấp thấp hơn hoàn toàn không có kính ngắm điện tử, thay vào đó bạn phải sử dụng màn hình LCD phía sau để lập bố cục ảnh. Điều này gây bất tiện vì màn hình LCD hầu như không thể xem dưới ánh sáng mạnh.
Một số loại máy Mirrorless hiện nay, ví dụ như chiếc Fujifilm X-Pro3 cung cấp một kính ngắm “lai” khi có sự kết hợp cả hai loại quang học và điện tử.
Độ trễ của kính ngắm điện tử hiện nay không còn là vấn đề quá nghiêm trọng nhờ tốc độ làm mới nhanh hơn. Các hiệu ứng blackout mà bạn thường thấy khi chụp ảnh liên tục cũng được các hãng loại bỏ. Ngoài ra, kính ngắm điện tử còn cho phép bạn xem trước kết quả với bất kỳ thay đổi nào khi thiết lập độ phơi sáng, cân bằng trắng, màu sắc trên máy trong quá trình chụp, điều mà kính ngắm quang học không thể làm được.
Khả năng lấy nét
So về tốc độ lấy nét và chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, DSLR từng chiếm ưu thế trong lịch sử. Nhưng cuộc chơi dần thay đổi khi đứng trước những đối thủ Mirrorless cực mạnh như Sony a7R III, Fujifilm X-H2s…
Hệ thống tự động lấy nét của máy ảnh không gương lật đã được nâng cấp rất nhiều, ví dụ như chiếc Canon M6 hiện tại có tốc độ lấy nét khó máy nào sánh bằng. Tuy nhiên, DSLR vẫn giữ vững phong độ với khả năng lấy nét vật đang chuyển động nhanh, như chụp vận động viên hoặc động vật hoang dã.
Tuy nhiên, máy ảnh DSLR vẫn vượt trội hơn trong việc lấy nét tự động đối với các mục tiêu chuyển động nhanh, điều này có thể rất quan trọng trong chụp ảnh thể thao hoặc động vật hoang dã.
Thời lượng pin
Nói chung, DSLR có thời gian sử dụng dài hơn vì chúng không phải làm việc nhiều với màn hình LCD hay ống ngắm điện tử EVF khi chụp, những thành phần này thường tốn rất nhiều điện năng.
Một chiếc DSLR có thể chụp được từ 600 đến vài ngàn tấm ảnh trong một lần sạc. Còn máy ảnh Mirrorless ít có số ảnh chụp ấn tượng như trên khi chỉ dao động trong khoảng 350 – 400 khung hình trên một lần sạc.
Tuy nhiên với sự tiến bộ của công nghệ thì mirrorless hiện tại thời lượng pin khá ấn tượng, như Fujifilm X-T4 có thể chụp được 600 bức, hay X-H2 có thể chụp 680 bức với 1 viên pin. Nếu gắn thêm các Grip thì thời lượng pin còn khủng khiếp hơn nữa.
Khả năng ổn định hình ảnh
Tính năng ổn định trong cơ thể đã trở thành tính năng mặc định cho ảnh và video trên máy ảnh không gương lật. Trong thế giới DSLR, khi bạn nói về tính năng ổn định hình ảnh, bạn chủ yếu đề cập đến tính năng ổn định trên ống kính bởi vì có rất ít máy ảnh được tích hợp tính năng ổn định hình ảnh.
Tuy nhiên, trên máy ảnh không gương lật, bạn có cơ hội sử dụng tính năng ổn định cả trên máy ảnh và ống kính của mình, vì vậy cơ hội chụp được những bức ảnh sắc nét sẽ cao hơn!
Chất lượng hình ảnh
Cả máy ảnh DSLR và máy ảnh không gương lật đều có chất lượng hình ảnh tuyệt vời, một phần là do cả hai thiết kế đều có khả năng sử dụng cảm biến full-frame mới nhất và tốt nhất trên thị trường.
Kích thước cảm biến là yếu tố lớn nhất quyết định chất lượng hình ảnh. Nếu bạn so sánh chất lượng hình ảnh giữa hai máy ảnh DSLR và máy ảnh không gương lật đồng đều trong một môi trường được kiểm soát, bạn sẽ thấy rằng chúng giống nhau.
Các thương hiệu máy ảnh lớn đều có hai dòng máy DSLR và Mirrorless sử dụng cảm biến Four Thirds, APS-C, 35mm full frame và thậm chí cả định dạng Medium Format. (Ngoại trừ Fujifilm không có máy Full frame mà chỉ có máy Crop APS-C và Medium Format).
Máy ảnh DSLR có cảm biến APS-C sẽ có chất lượng hình ảnh gần giống với máy ảnh không gương lật APS-C và điều tương tự cũng xảy ra đối với máy ảnh DSLR full-frame và đối tác không gương lật của nó.
Chất lượng video
Máy ảnh DSLR có thể có nhiều lựa chọn khi nói đến ống kính, nhưng chỉ những mẫu máy ảnh DSLR cao cấp mới có thể tạo ra video chất lượng 4K hoặc Ultra HD. Đó là lý do tại sao, trong trường hợp này, máy ảnh không gương lật có lợi thế hơn vì nó có khả năng tạo ra chất lượng như vậy ngay cả với một số kiểu máy giá cả phải chăng.
Những mẫu máy ảnh Mirrorless cao cấp thường có khả năng quay video tốt hơn. Một số mẫu máy mirrorless còn có thể quay video 6K, 8K, 4K HDR. Vì DSLR có gương nên khả năng nhận diện chu kì ánh sáng liên tục trong lúc quay video chậm và thiếu chính xác hơn so với phương pháp nhận diện tương phản của Mirrorless. Điều này dẫn đến vấn đề mờ ở giữa video, vì lúc đó máy phải dừng lại để tìm điểm lấy nét.
Ống kính và phụ kiện
Việc chọn máy DSLR dẫn bạn đến vô vàn lựa chọn ống kính với đủ các chức năng. Các ống kính của mẫu không gương lật thì bị giới hạn ở số lượng cho dù nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện tại thì khoảng cách về ống kính giữa hai dòng máy không còn quá xa.
Một điểm lợi của máy mirrorless là bạn có thể sử dụng các ống kính phim hoặc ống kính của DSLR qua các ngàm chuyển có giá chỉ 1-200k. Tất nhiên bạn sẽ không thể lấy nét tự động. Còn nếu muốn lấy nét tự động bạn cần mua các ngàm chuyển giá khoảng vài triệu.
Giá cả
Hiện nay có khá nhiều dòng máy ảnh Mirrorless và DSLR, đa dạng những mức giá khác nhau. Tuy nhiên chúng đều cao hơn đáng kể so với những dòng máy ảnh compact nhỏ gọn hiện nay. Một máy ảnh Mirrorless hay DSLR cơ bản sẽ có mức giá khoảng trên 10 triệu đồng.
Mirrorless và DSLR: Nên lựa chọn dòng máy nào?
Máy Mirrorless có ưu điểm là nhẹ nhàng, dễ mang theo, quay video nhanh và đẹp hơn nhưng có hệ thống ống kính và phụ kiện còn nghèo nàn. DSLR lợi thế hơn về lựa chọn lens, khả năng chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng tuyệt vời nhưng lại cồng kềnh và nặng nề.
Bạn cần lưu ý rằng, hiện tại các hãng máy ảnh lớn đều có xu hướng dịch chuyển sang dòng máy mirrorless (như Sony và Fujifilm hiện tại chỉ sản xuất máy mirrorless, Nikon cũng đang có kế hoạch ngừng sản xuất DSLR).
DSLR sẽ phù hợp với những người đam mê máy ảnh kích thước lớn, thích dành thời gian cho các thao tác điều hướng vật lý hơn là thao tác trên màn hình cảm ứng. Nó có kính ngắm quang học cho phép mô phỏng chính xác hình ảnh thực tế vào mắt thường mà không có độ trễ. Khi sử dụng với những ống kính lớn, các máy ảnh DSLR cũng xử lý một các dễ dàng. Ngoài ra, thời lượng pin cũng là yếu tố được đánh giá cao khi chúng cung cấp thời gian sử dụng cho cả ngày dài.
Còn với Mirrorless, thân máy nhỏ gọn phù hợp với những ai yêu thích sự tiện lợi, dễ dàng cầm nắm hoặc bỏ túi. Chúng được trang bị các cảm biến lấy nét tự động chính xác. Kính ngắm điện tử tiện lợi, dễ sử dụng. Ngoài ra, công nghệ quay video của các dòng máy Mirrorless còn cho thấy sự phát triển đáng kinh ngạc khi đã và đang gia nhập thị trường của những nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng mạng xã hội.
Leave a Reply